Rau chứa các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng thích hợp của trẻ, chẳng hạn như axit folic, vitamin A, vitamin C và chất xơ. Những chất dinh dưỡng này được tìm thấy hầu hết trong các loại rau có lá màu xanh đậm. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể bổ sung các loại rau khác, chẳng hạn như rau có màu như cà rốt và ớt chuông vàng. Thành phần vitamin và khoáng chất của tất cả các loại rau là khác nhau, vì vậy cần cung cấp cho trẻ các loại rau quả khác nhau.
Trẻ không chịu ăn rau trong một khoảng thời gian dài có thể sẽ phải đối diện với một loạt các vấn đề sức khỏe như:
- Béo phì
- Táo bón
- Nhiễm trùng
- Trẻ chậm tăng trưởng và phát triển kém
Đối diện với những bé không ăn rau, bố mẹ cần bình tĩnh, tìm kiếm nguyên nhân và các giải pháp phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý:
- Hãy kiên nhẫn khi bé không ăn rau: Trẻ có thể cần thời gian để làm quen với thực phẩm mới, đặc biệt là rau.
- Bố mẹ nên làm gương cho trẻ: Khi thấy cha mẹ ăn rau, trẻ có thể cảm thấy hứng thú hơn với thực phẩm này.
- Cho trẻ tiếp xúc với rau xanh nhiều hơn: Khuyến khích trẻ thử nhiều loại rau khác nhau để tìm ra những loại trẻ thích.
- Tránh sử dụng thực phẩm như một phần thưởng: Điều này giúp trẻ không hình thành thói quen không tốt về thực phẩm.
- Đa dạng hóa cách chế biến rau xanh: Thay đổi cách nấu và chế biến để tạo sự thú vị cho bữa ăn, từ luộc, xào đến nướng.
Rau chứa các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng thích hợp của trẻ. Nếu bé không ăn rau trong thời gian dài thì sẽ gây ra một số hậu quả đối với sức khỏe. Do đó đối diện với những bé không ăn rau, bố mẹ cần bình tĩnh, tìm kiếm nguyên nhân và các giải pháp phù hợp.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.